Bài viết liên quan

Nội dung cơ bản của quy chuẩn 06 PCCC

Quy chuẩn 06 PCCC với tên gọi đầy đủ là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Đây là quy chuẩn được quyết định và ban hành với 9 nội dung cơ bản kèm theo 8 phụ lục. Sau đây là tóm tắt sơ bộ về nội dung của quy chuẩn để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quy định này.

quy chuẩn 06 pccc

Các nội dung cơ bản của quy chuẩn 06 PCCC

Chương 1: Quy định chung

Phần nội dung đầu tiên đưa ra là các quy định và giải thích thuật ngữ để bất cứ ai cũng có thể hiểu được bản quy chuẩn. theo đó, đầu tiên chính là nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các tài liệu viện dẫn.

Cùng với đó, các nội dung có liên quan đến giải thích thuật ngữ chuyên ngành cũng được đề cập đến ở nội dung này. Ở phần cuối chốt lại của chương 1 quy chuẩn 06 PCCC là các quy định chung yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu cần nghiêm túc chấp hành. 

Chương 2: Phân loại kỹ thuật về cháy

Ở phần chương 2 cũng được bắt đầu với các quy định chung liên quan đến tính chất của nhà và các bộ phận trong nhà. Cùng với đó là bản chất của việc phân loại kỹ thuật về cháy.

quy chuẩn 06 pccc

Tiếp theo ở nội dung chương 2 đề cập đến phân loại kỹ thuật về cháy của các vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, bộ phận ngăn cháy, cầu thang và buồng thang bộ. 

Các quy định phân loại kỹ thuật về cháy của nhà, không cháy và các gian phòng trong nhà cũng được đề cập ở phần cuối cùng của chương 2 này. 

Chương 3: Bảo đảm an toàn cho người

Chương 3 đề cập đến các quy định chung để đảm bảo an toàn cho người trong quá trình sử dụng nhà. Chương này đề cập đến yêu cầu và tiêu chuẩn thiết kế lối ra thoát nạn, lối ra khẩn cấp, các đường thoát nạn, cầu thang bộ, buồng thang bộ. 

Chương 4: Ngăn chặn cháy lan

Ở chương này đưa ra các nội dung về các biện pháp ngăn chặn cháy lan của nhà chung cư, ký túc xá, công trình công cộng,…. Bên cạnh đó, nội dung về ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy của các gian phòng, các bộ phận khác trong nhà cũng được quy định cụ thể.

Chương 5: Cấp nước chữa cháy

Chương này quy định về phương pháp cấp nước chữa cháy khi xảy ra sự cố hỏa hoạn. Theo đó, cấp nước chữa cháy được chia thành 2 bộ phận bao gồm hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài và họng nước chữa cháy trong nhà. 

Chương 6: Chữa cháy và cứu nạn

Ở phần chương này đề ra các giải pháp đảm bảo việc chữa cháy và cứu nạn nhanh chóng, kịp thời. Các yêu cầu về bộ trí đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy cũng được quy định tại mục 2 chương này. 

Bên cạnh đó, hoạt động chữa cháy từ trên cao cũng được chú trọng khi có quy định về lối vào từ trên cao nhằm mục đích phục vụ chữa cháy và cứu nạn. 

Chương 7: Quy định về quản lý

Quy định về quản lý đặt ra các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ. Quy định này được áp dụng trong các haotj động xây dựng mối, cải tạo, sửa chữa hoặc thay đổi công năng nhà.

Chương 8: Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân

Chương 8 cụ thể hóa trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình đầu tư và thi công nhà ở. Các các nhân, tổ chức nếu tham gia vào các hoạt động vừa được đề cập ở chương 7 thì đều cần phải tuân thủ các nội dung thuộc quy chuẩn 06 PCCC này. 

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy cũng phải chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra sự tuân thủ của các bên có liên quan.

quy chuẩn 06 pccc

Chương 9: Tổ chức thực hiện

Ở chương cuối cùng đề cập đến trách nhiệm tổ chức phổ biến và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này của Bộ Xây dựng. Cùng với đó, nội dung về thay đổi, chỉnh lý, bổ sung hoặc thay đổi thì sẽ sử dụng theo văn bản mới.

Các phụ lục

Phụ lục A là bản quy định bổ sung về an toàn cháy của một số nhóm nhà cụ thể như nhà công nghiệp, nhà hỗn hợp có chiều cao từ 50m đến 150m.

Bản phụ lục B liên quan đến quy định phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy. Bên cạnh đó, phụ lục C của quy chuẩn 06 PCCC liên quan đến phân hạng nhà và các gian phòng tính theo nguy hiểm cháy nổ.

Phụ lục D là quy định riêng liên quan đến bảo vệ chống khói cho nhà và các công trình khác. Phụ lục E đặt ra yêu cầu về khoảng cách phòng cháy giữa các nhà và công trình khác. 

Phụ lục F là các nội dung về giới hạn chịu lửa danh định của một số cấu kiện kết cấu. Phụ lục F đề cập đến quy định về khoảng cách đến các lối ra thoát nạn và chiều rộng của lối ra thoát nạn. Phụ lục H của quy chuẩn 06 PCCC đặt ra yêu cầu về số tầng giới hạn và diện tích khoang cháy của nhà. 

Kết luận

Trên đây là tóm tắt về nội dung chính và các phụ lục của bản quy chuẩn 06 PCCC do Bộ Xây dựng ban hành.